Trang chủ•Tin tức
CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM
Trong
những ngày qua, Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc Nhi - Bệnh
viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng đã tiếp nhận 02 trường hợp đuối nước thương
tâm ở trẻ.
Trường
hợp thứ nhất: Bé trai 16 tháng tuổi (ngụ Trường Khánh, Sóc Trăng), qua tìm hiểu
thì được biết bé té sông không rõ thời gian, người nhà vớt lên thì bé đã tím
tái, ngưng tim, ngưng thở.
Trường
hợp thứ hai: Bé trai 26 tháng tuổi (ngụ Cù Lao Dung, Sóc Trăng), ở gần nhà có
ao tôm, bé đi chơi và té xuống ao tôm người lớn không hay, khi phát hiện thì cũng
đã muộn.
Cả
02 trường hợp đều nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, đồng tử
không còn phản xạ với ánh sáng, do thời gian bé bị đuối nước quá lâu, phát hiện
muộn, nên các phương pháp cấp cứu đều không thành công.
Qua
02 trường hợp đáng tiếc nêu trên, các bậc phụ huynh nên đặc biệt chú ý giám sát
trẻ nhỏ, không được lơ là, chủ quan. Do đặc điểm địa lý, điều kiện tư nhiên của
tỉnh ta nhất là vùng nông thôn với hệ thống sông, hồ, kênh, rạch chằng chịt.
Người dân thường xây nhà gần sông, hồ, kênh, rạch để thuận tiện cho sinh hoạt. Những
ngày nghỉ dài (nghỉ học, nghỉ hè, lễ, tết …) trẻ không đến trường, ở nhà chạy
chơi lòng vòng rất dễ xảy ra tai nạn. …Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn
trong việc phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em đặc biệt là tai nạn đuối nước
ở vùng nông thôn. Nếu chẳng may phát hiện trường hợp đuối nước hãy bình tĩnh thực
hiện các bước cấp cứu như sau:
Bước
1: Gọi trợ giúp: Khi
phát hiện người đuối nước, la lớn, gọi sự trợ giúp của những người xung
quanh.
Bước
2: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách: Đây là bước rất quan
trọng, sau đó đặt nạn nhân nằm chổ thoáng khí, cổ ngửa ra
sau và nghiêng sang 1 bên, kiểm tra ngay vùng mũi miệng xem có dị vật, chất
nôn,...nếu có dùng khăn hoặc tay lấy ra ngay, lau sạch tránh hít ngược vào phổi.
Bước
3: Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tĩnh không
Ngay lập tức xem trẻ có thở không bằng cách nhìn lồng ngực của trẻ có di động không ? Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không ?. Trong khi kiểm tra hơi thở, cũng có thể lay mạnh, gọi to để xem trẻ có phản ứng không.
Bước 4.
Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi ngay:
Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông
đường thở
– Ép tim ngoài lồng ngực: Người cấp cứu cần dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi), dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi), hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) tay đặt vuông góc với lồng ngực. Vị trí ép tim: 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút. Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục (cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu) cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại.
– Thổi ngạt: Với trẻ nhỏ, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt được kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi và đưa miệng của bạn thổi vào miệng của trẻ. Thổi chậm, đều và nhìn ngực của trẻ có phồng lên không, sau thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên kiểm tra xem trẻ có thở lại không. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì tiếp tục thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực ngay.
Bước 5:
Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: Nằm nghiêng, kê cao gối hai
bên vai lau khô người, thay quần áo và ủ ấm và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y
tế gần nhất. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của
trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế
Với
ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết
định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn, do vậy không
được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước. Phần lớn các nạn nhân bị ngạt
nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện không được sơ cứu hay sơ cứu không
đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng
như việc sốc nước, lăn lu thật sự không cần thiết và không nên thực hiện vì chỉ
kéo dài thêm thời gian thiếu oxy não, gây tổn thương tế bào não dẫn tới tử vong
hoặc di chứng não nặng nề.