Trang chủ•Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
► Vị
trí: Khu D – Tầng G
►Thông tin
liên hệ:
+ Số điện thoại: 0299 3 820 296
+ Email:
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện chuyên
khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng được thành lập tháng 12 năm 2016 trên cơ sở tách ra
từ Khoa Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Khoa
có chức năng nhiệm vụ thực hiện công tác nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.
Các hoạt động cụ thể là giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra giám sát việc
thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý dụng cụ y tế, khử khuẩn
và tiệt khuẩn VTYT, giặt là các đồ vải phẫu thuật cũng như đồ vải bệnh
nhân và quản lý chất thải y tế… nhằm phục vụ người bệnh đến khám chữa bệnh,
trước – sau phẫu thuật trong bệnh viện, trước – sau sanh và các dịch vụ khác.
Khoa thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn thông tư số 18/2009/ TT- BYT,
ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế. Với đội ngũ viên chức chuyên nghiệp năng động,
nhiệt tình đối với người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân tại bệnh viện,
chúng tôi luôn mang đến sự phục vụ chu đáo nhất cho bệnh nhân.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
·
CNĐD. Trương
Thị Thu Thảo - Phó Trưởng khoa;
· ThsĐD. Lê Cẩm Thương - Điều dưỡng Trưởng khoa;
·
Khoa gồm
03 tổ:
o Tổ Hành chính – Giám sát;
o Tổ Thanh trùng;
o Tổ Xử lý đồ vải- Chất thải Y tế, nước thải;
· Nhân sự: 18 viên chức, trong đó
o Bác sĩ: 01;
o ThsĐD: 01;
o CNĐD: 03;
o ĐDTH: 02;
o DSTH: 01;
o KTV XN: 01;
o Khác: 09.
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
3.1. Chức Năng:
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa chuyên môn
thuộc khối Cận lâm sàng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, chịu
trách nhiệm trước Ban Giám đốc về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và các nhiệm vụ
quản lý khác được giao trong toàn bệnh viện.
3.2. Nhiệm
vụ:
a.
Xây dựng
kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát
nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b.
Đầu mối
xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định,
hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và
tổ chức thực hiện.
c.
Đầu mối
phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn,
bao gồm:
· Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền
nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
· Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm
khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi
khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
· Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
d.
Kiểm tra,
đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên,
người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm
khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
e.
Tuyên
truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo
tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
f.
Quản lý,
giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn,
hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
g.
Theo dõi,
đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác
nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
h.
Tham gia
cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc
và sử dụng kháng sinh hợp lý.
i.
Phối hợp
với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện,
giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
3.3. Cơ sở vật chất:
o
Máy tiệt
khuẩn nhiệt độ cao (máy Autoclave): 03
o
Máy phun
sương khử khuẩn môi trường không khí : 04
o
Máy hàn
bao ép tiệt khuẩn: 02
o
Máy giặt
công nghiệp cửa trước 35kg: 03
o
Máy sấy đồ
vải công nghiệp 35kg: 03
o
Máy may:
02
o
Máy là:
01
o
Máy hấp
nhiệt độ thấp EO
o
Máy rửa dụng
cụ: 02 ( 01 bằng sóng siêu âm )
Ø Hoạt
động tổ thanh trùng:
Cung cấp dụng cụ tiệt khuẩn tại 100% Khoa lâm sàng - Cận lâm sàng trong toàn bệnh viện cung cấp vật tư tiêu hao thanh trùng cho Khoa Dược quản lý để đảm bảo công tác cung ứng gòn gạc các loại cho toàn bệnh viện.
Ø Hoạt động tổ Xử lý đồ vải – chất thải y tế.
- Hàng ngày nhận đồ vải đã qua sử dụng phục vụ người bệnh tại các Khoa lâm sàng, xử lý theo đúng quy trình. Giao đồ vải sạch cho tất cả các khoa trong toàn bệnh viện, đảm bảo đồ vải sạch, an toàn theo quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Quá trình xử lý đồ vải Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Hàng ngày giao nhận đồ vải phẫu thuật, thủ thuật tại các Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Khoa Sanh, Khoa Cấp cứu tổng hợp. Đảm bảo xừ lý đúng quy trình xử lý đồ vải nhiễm. Bàn giao đồ vải sạch an toàn phục vụ công tác phẫu thuật, thủ thuật của bệnh viện.
- Thực hiện phun khử khuẩn không khí, bề mặt môi trường cho các khoa phòng trọng điểm trong bệnh viện định kỳ và đột xuất.
- Thực hiện phun khử khuẩn không khí, bề mặt môi trường.
- Giặt đồ vải dịch vụ
- Vận hành hệ thống xử lý chất thải.
- Quản lý chất thải y tế theo Thông tư 20/2021/TT-BYT-BTNMT.
Ø Hoạt động Hành chính - Giám sát:
·
Triển
khai thực hiện bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện mục C4 về công tác phòng ngừa
và kiểm soát nhiễm khuẩn
· Triển
khai thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và quy trình kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT, ngày 14/12/2020, các quy định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng có liên quan khác.
·
Kiểm tra
định kỳ và đột xuất về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng.
·
Giám sát
việc thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
·
Giám sát
nhiễm khuẩn bệnh viện, tuân thủ vệ sinh tay.
·
Đào tạo,
nghiên cứu khoa học:
·
Tham gia
báo cáo chuyên đề về kiểm soát nhiễm khuẩn trong sinh hoạt khoa học kỹ thuật của
BV, sinh hoạt chuyên đề điều dưỡng.
·
Phối hợp
với các khoa, phòng liên quan mở các lớp tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, quản
lý chất thải y tế cho:
o Nhân viên Khoa KSNK.
o Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
o Nhân viên toàn bệnh viện.
o Tập huấn kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn cho
nhân viên y tế.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
ü Tiếp
tục duy trì ổn định bền vững về những công tác chuyên môn đã làm, ngày càng phải
đảm bảo hiệu quả chất lượng cao.
ü Tăng
cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện dựa trên Thông tư
16/2018/TT-BYT và Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện nhằm giảm tỷ lệ nhiễm
khuẩn trong chăm sóc và điều trị, góp phần đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân
viên y tế và cộng đồng.
ü Tăng
cường hệ thống tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
ü Chuẩn
hóa, nâng cao kiến thức và sự tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán
bộ, nhân viên y tế.
ü Tăng
cường công tác giám sát kiểm tra thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
ü Trang
bị, bổ sung phương tiện và cơ sở vật chất cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
ü Xây
dựng các chương trình tập huấn, giảng dạy cho học sinh, sinh viên y tế về những
kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo thông tư 16/2018/TT-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
ü Triển
khai mô hình bệnh viện mẫu về kiểm soát nhiễm khuẩn theo mô hình của Bộ Y tế.
ü Tổ chức công tác điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện,
báo cáo và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
ü Liên tục cập nhật các kiến thức mới, tập trung nâng cao các nội dung đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Xây dựng mô hình Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (CSSD) đạt tiêu chuẩn. /.
Tập thể khoa
Bộ phận thanh trùng
ép dụng cụ
Trữ dụng cụ